Tác dụng của dâm dương hoắc là gì ? Tương truyền ngày xưa các mục tử thường lấy lá này cho dê ăn để làm tăng khả năng giao phối nên mới có tên gọi như vậy. Rượu dâm dương hoắc có màu xanh trong khá đẹp, hương vị thơm ngon và đặc biệt là rất hữu ích cho chuyện giường chiếu. Cùng SEWOW tìm hiểu cây thuốc quý qua bài viết sau đây.
Dâm dương hoắc là tên một loại lá cây có vị thuốc được gắn với bản lĩnh dê chúa của “sư phụ”. Người ta cho rằng con dê đực đầu đàn nhờ ăn lá dâm dương hoắc nên mới có được cái gọi là bản lĩnh trước những con dê cái.
Dâm Dương Hoắc là gì?
Dâm dương hoắc là lá cây thuộc họ hoàng liên gai, cây có tên khoa học là Herba Epimedii, gồm 3 loại dâm dương hoắc lá to, dâm dương hoắc lá mác và lá hình tim. Đây là những cây sống lâu năm, chiều cao từ 30-40cm và phải nhập từ Trung Quốc.
Dược sĩ Trương Phúc Trinh (Đoàn Y bác sĩ Niềm Tin, tổ chức thiện nguyện chuyên giúp đỡ bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS và bệnh phong-PV) giải thích gọi dâm dương hoắc vì cây cho lá dê hay ăn mà lại có tính chất làm tăng ham muốn nhục dục, người sử dụng giúp thịnh âm dương: “Đây là vị thuốc dùng trong dân gian dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu, thường dùng làm thuốc bổ thận, giúp sự giao cấu, chữa liệt dương, ít tinh dịch”.
Các loại Dâm Dương Hoắc
Cây dâm dương hoắc là một cây thuốc quý, dạng cây thảo, cao khoảng 0.5 – 0.8m có hoa màu trắng, có cuống dài. Cây này có nhiều loài khác nhau đều được dùng làm thuốc.
- Dâm Dương hoắc lá to (Epimedium macranthum Morr et Decne) : Cây dài khoảng 40cm, thân nhỏ, trong rỗng, lá mọc trên ngọn cây. Phần nhiều mỗi cây có 3 cành, mỗi cành mọc 3 lá. Lá hình tim, dạng trứng, dài 12cm, rộng 10cm, đầu nhọn, gốc lá hình tim, mép lá có răng cưa nhỏ nhọn như gai, mặt lá mầu xanh vàng nhẵn, mặt dưới mầu xanh xám, gân chính và gân nhỏ đều nổi hằn lên. Lá mỏng như giấy mà có tính co gĩan. Có mùi tanh, vị đắng.
- Dâm Dương Hoắc Lá Hình Tim (Epimedium brevicornu Maxim) : Lá hình tim tròn, dài khoảng 5cm, rộng 6cm, đầu hơi nhọn. Phần còn lại giống như loại lá to.
- Dâm Dương Hoắc Lá Mác (Epimedium sagittum (Sieb et Zucc.) Maxim) : Lá hình trứng dai, dạng mũi tên, dài khoảng 14cm, rộng 5cm, đầu lá hơi nhọn như gai, gốc lá hình tên. Phần còn lại giống như loại lá to.
Phân bố và thu hái Dâm Dương Hoắc
- Phân bố : Dâm dương hoắc phân bố chủ yếu ở miền rừng núi và có rất nhiều ở Trung Quốc như Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, đây là cây thích hợp mọc ở vùng có khí hậu ôn đới. Ở Việt Nam, cây này xuất hiện tại các vùng núi cao vùng Tây Bắc, đặc biệt là ở Hòa Bình, Sapa.
- Thu hái: Chọn rễ lá hàng năm vào mùa hè (tháng 5) hoặc mùa thu. Cắt lấy thân lá, bỏ tạp chất, phơi khô.
- Phần dùng làm thuốc: Dùng lá, rễ. Lá màu lục tro hoặc lục vàng, cứng dòn là tốt,loài ẩm mốc, đen, nát vụn là xấu.
Thành phần hóa học Dâm Dương Hoắc
- Icariin, Benzene, Sterois, Tanin, Palmitic acid, Linoleic acid, Oleic acid, Vitamin A (Trung Dược Học)
- Ceryl alcohol, Triacontane, Phytosterol, Oleic acid, Linoleic acid, Palmitic acid(Toàn Quốc Trung Thảo Dược Hối Biên, q Thượng, q 1, Bắc Kinh 1975: 729).
- Icariin, Icarisid (Dương Xuân Hân, Trung Thảo Dược 1980, 11 (10): 444).
- Quercetin, Quercetin-3-O-b-D, Quercetin-3-O-b-D-glucoside(Dịch Dương Hoa, Y Học Thông Báo 1986, 21 (7): 436).
- Icaritin-3-O-a-rhamnoside, Anhydroicaritin-3-O-a-rhamnoside (Mizuno M et al. Phytochemistry 1987, 26 (3): 861).
- Sagittatoside, Epimedin A, B, C (Mizuno M et al. Phytochemistry 1988, 27 (11): 3641).
- Sagittatin A, B (Yoshitoru O, et al. Planta Med. 1989, 55 (3): 309).
- Dihydrodehydrodiconiferylalcohoh, Olivil, Syringaresinol-O-b-D-glucopyranoside, Symplocosigenin-O-b-D-glucopyranoside, Phenethyl glucoside, Blumenol C glucoside(Hiroyuki M, et al. Phytochemistry 1991,30 (6): 2025).
Tác dụng điều trị bệnh của cây dâm dương hoắc
- Bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý cho cả nam giới và nữ giới
- Tăng cường ham muốn chuyện chăn gối
- Sinh tinh dịch, hỗ trợ điều trị bệnh vô sinh do tinh dịch yếu, ít tinh dịch
- Hạ huyết áp, tốt cho tim mạch
- Kích thíc hình thành xương, điều trị loãng xương
- Hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer
- Có tác dụng hạ Lipid huyết và đường huyết (Trung Dược Học).
- Có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể và tác dụng song phương điều tiết (Trung Dược Học).
- Giảm ho, hóa đờm, bình suyễn và an thần rõ rệt (Trung Dược Học).
- Kháng khuẩn, kháng viêm, ức chế tụ cầu trắng, tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn.
- Tác dụng kháng virus bại liệt các loại I, II, III và Sabin I (Trung Hoa Y Học 1964, 50 (8): 521 – 524.
- Tác dụng hạ áp, tăng lưu lượng máu của động mạch vành, dãn mạch ngoại vi, tăng lưu lượng máu đầu chi, cải thiện vi tuần hoàn, làm dãn mạch máu não, tăng lưu lượng máu ở não (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
- Dùng lượng ít thuốc có tác dụng lợi tiểu, lượng nhiều chống lợi tiểu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược)
Cách dùng dâm dương hoắc
Có hai cách dùng dâm dương hoắc đó là sắc uống và ngâm rượu đều cho hiệu quả bổ dương rất cao. Trong hai cách trên thì cách ngâm rượu được nhiều anh em ưu tiên dùng nhất, cách sắc uống thường chỉ giành cho những bạn không uống được rượu.
Các ngâm rượu khá đơn giản, bạn có thể ngâm độc vị dâm dương hoắc (Trước khi ngâm nên sao vàng với mỡ dê hoặc muối) hoặc ngâm kết hợp với các vị thuốc, chi tiết bạn có thể
Đối tượng sử dụng Dâm Dương Hoắc
- Người huyết áp cao.
- Người già lưng đau gối mỏi, gân cốt co rút, bán thân bất toại, tay chân yếu lạnh, phong thấp, tiểu tiện bất cấm.
- Người suy nhược thần kinh, mất ngủ.
- Người bị chứng liệt dương, di tinh, tinh lạnh.
- Người muộn con, hiếm muộn, vô sinh.
- Nam giới bị suy giảm chức năng sinh lý.
Cách chế rượu dâm dương hoắc
Ngâm độc vị dâm dương hoắc:
- Thành phần: Dâm dương hoắc sao vàng 1kg, rượu trắng 5 – 6 lít.
- Cách ngâm: Ngâm trong 1 tháng. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml (khoảng 2 chén nhỏ).
- Tác dụng: điều trị liệt dương, bán thân bất toại, thận dương suy kém, lưng đau, tiểu tiện nhiều hoặc tiểm đêm nhiều lần trong ngày.
Ngâm phối hợp nhiều vị:
- Rượu bổ thận tráng dương
- Dâm dương hoắc … 1Kg
- Sâm cau (Tiên mao) 0,5Kg
- Ba kích tím loại tươi 0,5Kg
- Nấm ngọc cẩu khô: 0,3Kg
- Rượu trắng : 10 lít.
- Tác dụng: Bổ thận tráng dương, kéo dài thời gian quan hệ, tăng nội tiết tố nam.
Trước hết, phải tiến hành bào chế dâm dương hoắc. Theo cổ nhân, có thể dùng dưới dạng sống hoặc sao, nhưng tốt nhất là nên dùng dạng sao. Có 5 cách sao:
- Sao với mỡ dê: Một lạng dâm dương hoắc thường phải cần 20 g mỡ dê. Đem mỡ dê rán lấy mỡ nước, bỏ tóp rồi cho dâm dương hoắc đã thái vụn vào sao nhỏ lửa cho đến khi thấm hết mỡ là được.
- Sao với muối: Thường dùng nước muối 2% với lượng vừa đủ, sao dâm dương hoắc cho đến khi khô hết nước, dược liệu chuyển màu hơi đen là được.
- Sao với rượu: Mỗi lạng dâm dương hoắc cần dùng 20-25 ml rượu, phun đều rồi sao nhỏ lửa cho đến khi dược liệu khô là được.
- Sao với bơ: Mỗi lạng dâm dương hoắc cần dùng 25 g bơ, đem bơ đun nóng chảy rồi cho dược liệu vào sao cho đến khi khô là được.
- Sao thường: Cho dâm dương hoắc vào chảo, sao lửa nhỏ cho đến khi chuyển màu hơi đen là được.
Tiếp theo, đem ngâm thuốc với rượu; thông thường cứ 500 g dâm dương hoắc thì cần 5 lít rượu gạo loại một. Chọn loại bình gốm miệng hẹp, lòng rộng để ngâm. Sau 3 ngày (mùa xuân, hè) hoặc 5 ngày (mùa thu, đông) là có thể dùng được. Mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 15-20 ml.
Chữa thận dương suy yếu, phong thấp, tỳ thống với rượu daa, dương hoắc
- Bài 1: dâm dương hoắc 100g, rượu trắng 500ml. Thái nhỏ dược liệu, ngâm rượu trong 15-20 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml.
- Bài 2: dâm dương hoắc 60g, con ngài tằm đực 100g, kim anh 50g, ba kích 50g, thục địa 40g, sơn thù du 30g, ngưu tất 30g, khởi tử 20g, lá hẹ 20g. Tất cả thái nhỏ phơi khô, ngâm với 2 lít rượu 40 độ, thêm 40g đường kính. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 15-20ml trước hai bữa ăn chính và khi đi ngủ.
- Bài 3: dâm dương hoắc 60g, phục linh 30g, đại táo 9 quả. Ba thứ hấp chín, phơi khô. Sau đó thái nhỏ các dược liệu, ngâm với 600ml rượu trắng và 100g mật ong. Đậy kín. Để 1 tháng rồi lấy ra uống, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10-15ml. Dùng liền 3 tháng.
- Bài 4: dâm dương hoắc 120g, tiên mao 100g, ngũ gia bì 100g, nhãn bỏ hạt 100 quả. Ngâm với 2 lít rượu trắng trong 20-30 ngày. Ngày 2 lần, mỗi lần uống 15 – 20ml.
- Bài 5: dâm dương hoắc 12g, dương vật và tinh hoàn dê 30g, tiêu mao 16g, bạch trật lô 16g ngâm rượu. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml.
Một số bài thuốc từ Dâm Dương Hoắc
Theo Đông y, dâm dương hoắc có vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng bổ can, thận, trợ dương, mạnh gân xương, ích tinh, trừ thấp, chuyên trị bệnh liệt dương, di tinh, lưng gối đau mỏi, chân tay tê dại. Có thể dùng dâm dương hoắc trong những trường hợp sau:
Thuốc bổ thận
Dâm dương hoắc, tiền mao, tang thầm, tử hà xa, hoài sơn, thỏ ty tử, hoàng tinh, thục địa mỗi vị 15g, sơn thù nhục 12g, thận dê 2 quả. Tất cả thái nhỏ, nấu nhừ, ăn cả cái lẫn nước chia ăn làm 2-3 lần trong ngày.
Chữa liệt dương, di tinh
Dâm dương hoắc 12g, ba kích 16g, sa sâm 16g, thỏ ty tử 12g, nhục thung dung 12g, cẩu kỷ 12g, đỗ trọng 8g, đương quy 8g, cam thảo 6g, đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang.
Hoặc dùng bài:
Dâm dương hoắc 10g, cam thảo 4g, gừng sống 3 lát sắc với 200ml nước còn 50ml uống 1 lần trong ngày.
Chữa xuất tinh sớm, lưng gối đau mỏi, đái rắt
Dâm dương hoắc, phá cố chỉ, thục địa, hoài sơn, ngưu tất, hồ lô ba, thỏ ty tử, ba kích thiên, ích trí nhân, phục linh, sơn thù nhục, mỗi vị 500g, trầm hương 60g, nhục thung dung 250g, lộc hươu 500g. Tất cả phơi khô, nghiền nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật làm thành viên bằng hạt đậu. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g.
Trị thận hư, dương nuy (bao gồm liệt dương, Di tinh, tảo tiết), phụ nữ vô sinh, có thể chọn các bài sau
- Dâm dương hoắc 40g, ngâm vào 500ml rượu gạo hoặc nếp, 20 ngày sau đem ra uống mỗi lần 10-20ml, ngày 2-3 lần trước bữa ăn. Hoặc dùng ruợu cồn Dâm dương hoắc 20% (tức Dâm dương hoắc ngâm cồn), ngày uống 3 lần, mỗi lần 5ml trước bữa ăn.
- Dịch tiêm bắp mỗi lần 1 ống (2ml), ngày hai lần, trị trẻ nhỏ bị bại liệt thời kỳ cấp có kết quả. Đối với thời kỳ di chứng kết hợp thủy châm vào huyệt có kết quả nhất định(Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị liệt dương
Dâm dương hoắc 9g, Thổ đinh quế 24g, Hoàng hoa viễn chí (tươi) 30g, Kim anh tử tươi 60g, Sắc uống (Phúc Kiến Dược Vật Chí).
Tri liệt dương, bán thân bất toại
Dâm dương hoắc 1 cân, rượu ngon 10 cân. Ngâm 1 tháng. Mỗi lần uống 20ml, ngày 2 lần (Dâm Dương Hoắc Tửu – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tri liệt dương
Dâm dương hoắc 40g, Tiên mao 20g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị liệt dương tiểu nhiều lần
Dâm dương hoắc 20g, Thục địa 40g, Cửu thái tử 20g, Lộc giác sương 20g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo
- Đàn ông tuyệt dương, đàn bà tuyện âm đều không con. Chứng hay quên ở người gìa. tất cả các loại gân cơ co rút, uống Dâm dương hoắc đều bổ lưng gối, cường tâm lực (Nhật Hoa Chư Gia Bản Thảo).
- “Có người uống Dâm dương hoắc mà chẳng sinh con là vì sao? – Vị này không phải là thuốc bổ chân nguyên, nó chỉ trị cho những người dương hư âm bại, kích thích tình dục, những người dục vọng quá mạnh, giao hợp không điều độ làm cho hư, tinh khí không đầy đủ nên không sinh được con cái là lẽ tất nhiên, chỉ những người dương nuy âm bại, tạm dùng cho nó mạnh lên, vi thế cổ nhân nói là “uống Dâm dương hoắc lâu ngày sẽ không có con” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
- ‘Ty Thuần Tửu Ẩm” là rượu có ích cho đàn ông, mạnh dương vật, mạnh lưng gối, trị được bán thân bất toại: dùng 1 cân Dâm dương hoắc ngâm với 7 cân rượu, đừng uống qúa say, kiêng gần đàn bà (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
- Dâm dương hoắc có vi ngọt, mùi thơm, tính ấm không lạnh, hay ích tinh khí là thuốc vào 2 kinh thủ Túc dương minh, những người chân dương bất túc nên uống (Bản Thảo Cương Mục).
- Dâm dương hoắc là loài cây thảo thuộc dương, có vi ngọt, tính ấm, ích dương, khí cay thì chạy mà có thể bổ vì thế dùng với Bạch tật lê, Cam câu kỷ, Nhục thung dung, Ngũ vị tử, Ngưu tất, Sơn thù du là những thuốc bổ dương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
- Dâm dương hoắc khí vị ngọt ấm hay bổ hỏa trợ dương lại hay ích tinh khí nên trừ được phong, tan được lạnh. Khi dùng, bỏ rìa lá, sao với mỡ dê để dùng (Bản Thảo Cầu Chân)
- Là thuốc trọng yếu ôn bổ mệnh môn, có tác dụng cường dương, ích khí, tính ôn, không hàn, có thể ích tinh khí, người chân dương bất túc dùng rất hợp (Thực Dụng Trung Y Học).
Trị phong đau nhức, đau không nhất định
Rượu dâm dương hoắc, Uy linh tiên, Xuyên khung, Quế tâm, Thương nhĩ tử đều 40g. Tán nhuyễn. Mỗi lần uống 4g với rượu ấm (Tiên Linh Tỳ Tán – Thánh Huệ Phương).
Trị trẻ nhỏ bị quáng gà
Dâm dương hoắc, Văn cương nga, mỗi thứ 20g, chích Cam thảo, Xạ can mỗi thứ 10g, tán bột. Gan dê 1 cái, rạch thành nhiều rãnh, mỗi lần lấy 8g thuốc nhét vào, buộc lại, lấy Đậu đen 1 chén,nấu ra nước 1 chén, rồi sắc, chia làm 2 lần ăn, và uống hết nước (Phổ Tế Phương).
Trị cao huyết áp
Chỉ định chủ yếu đối với thể âm dương đều hư: dùng bài Nhị Tiên Thang: Tiên mao 16g, Tiên linh tỳ 16g, Đương qui 12g, Ba kích 12g, Hoàng bá 12g,
Tri mẫu 12g, sắc uống. Bài thuốc dùng tốt đối với huyết áp cao, thời kỳ tiền mãn kinh và kết quả theo dõi lâm sàng nhận thấy kết quả lâu dài của thuốc là tốt (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Trị đậu sởi nhập vào mắt
Dâm dương hoắc, Uy linh tiên, 2 vị bằng nhau, tán bột,mỗi lần uống 2g với nước cơm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị ho do tam tiêu, đầy bụng, không ăn được, khí nghịch:
Dùng Dâm dương hoắc, Ngũ vị tử. 2 vị bằng nhau, tán bột, luyện viên với mật to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên với nước gừng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Trị đau nhức khớp do phong thấp hoặc hàn thấp, tay chân co quắp, tê dại:
Rượu dâm dương hoắc 20g, Uy linh tiên 12g, Thương nhĩ tử, Quế chi, Xuyên khung mỗi thứ 8g. Sắc uống (Tiên Linh Tỳ Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị bệnh động mạch vành
Uống viên Dâm dương hoắc mỗi lần 4-6 viên (mỗi viên tương đương với thuốc sống 2,7g), ngày uống hai lần, 1 tháng là một liệu trình, theo dõi I03 ca, đối với cơn đau thắt ngực và các triệu chứng khác đều có kết quả, thuốc có tác dụng an thần (Theo báo cáo của Tổ phòng trị bệnh mạch vành của Y viện Giải phóng quân nhân dân Trung Quốc, đăng trong Tân Y Dược Học Tạp Chí 1975, 12: 26).
Trị mờ mắt sinh màng
Dâm dương hoắc, Sinh vương qua (loại Qua lâu nhỏ có màu hồng) 2 vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 4g với nước tràn, ngày 3 lần (Thánh Tế Tổng Lục).
Trị răng đau
Rượu dâm dương hoắc, nhiều ít tùy dùng, sắc lấy nước ngậm (Cố Nha Tán – Kỳ Hiệu Lương Phương).
Trị mắt thanh manh, sau khi bệnh, chỉ nhìn được gần:
Dâm dương hoắc 40g, Đạm đậu xị100 hạt, sắc với 1 chén rưỡi nước còn một chén (Bách Nhất Tuyển Phương).
Trị phong gây đau nhức, đi lại khó khăn
Rượu dâm dương hoắc, Gia tử căn đều 2 cân, Đậu đen 2 thăng. Nấu với 3 dấu nước còn 1 đấu, bỏ bã, sắc còn 5 thăng, uống (Tiên Linh Tỳ Tiễn – Thánh Huệ Phương).
Trị viêm Phế quản mạn tính
Tác giả cho uống toànDâm dưong hoắc và theo dõi 1.066 ca, có kết quả chung, tỷ lệ 74,6%, riêng kết quả giảm ho 86,8%, khu đàm 87,9%, bình suyễn 73,8%. Dùng càng lâu kết quả càng tốt (Hồ Bắc Vệ Sinh Tạp Chí 1972, 7: 15).
Trị suy nhược thần kinh
Lý Hải Vượng và cộng sự đã dùng 3 loại thuốc Dâm dương hoắc theo cách chế khác nhau, trị 288 ca,chia làm 3 tổ: tổ 1 có 138 ca, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4 viên (mỗi viên tương đương 2,8g thuốc sống), tổ II có 61 ca, ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 – 4 viên (mỗi viên tương đương 3g thuốc sống), tổ III có 29 ca, mỗi lần uống 20mg, ngày 3 lần (20mg thuốc tương đương với 10g thuốc sống). Kết quả theo từng tổ là 89,85%, 93,44%, 89,69%, kết quả tương đối ổn định (Trung Y Tạp Chí 1982, 11: 70).
Trị chứng giảm bạch cầu
Dùng lá Dâm dương hoắc chế thành dạng thuốc trà bột pha uống, mỗi bao tương đương thuốc sống 15g. Tuần đầu uống 3 baongày, tuần thứ hai 2 baongày. Liệu trình 30 – 45 ngày, trong thời gian điều trị, không dùng các thuốc tăng bạch cầu và vitamin, trong số 22 ca có 14 ca uống thuốc đúng yêu cầu thì khỏi trước mắt có 3 ca kết quả rõ rệt, 4 ca có kết quả, 4 ca không kết quả (Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1985, 12: 719).
Trị viêm cơ tim do virút
Mỗi lần uống viên cao Dâm dương hoắc 7-10 viên (tương đương thuốc sống 2,7g), ngày 3 lần, liên tục trong 7 tháng, đồng thời dùng Vitamin C 3g cho vào 10% Gluco 500ml,tiêm truyền tĩnh mạch hoặc cho vào 10% Gluco 30ml, tiêm tĩnh mạch chậm, 15 lần một liệu trình, dùng liên tục 3 liệu trình. Theo dõi 36 ca, kết quả tốt 69,44% (Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1984, 9: 523).
Phối hợp với các vị thuốc khác
Để nâng cao hiệu quả của rượu dâm dương hoắc, người ta thường phối hợp nó với một số vị thuốc như:
- Phối hợp với tiên mao, ba kích và nhục thung dung: Nhằm nâng cao khả năng bổ thận tráng dương, tăng cường năng lực tình dục, phòng chống liệt dương và di mộng tinh.
- Phối hợp với tử thạch anh: Làm ấm tử cung, phòng chống tích cực các chứng bệnh ở phụ nữ như thống kinh, bế kinh, băng huyết, rong kinh, khó thụ thai do thận dương hư suy.
- Phối hợp với uy linh tiên: Tăng cường khả năng khu phong trừ thấp, phòng chống hữu hiệu bệnh lý viêm khớp do hư lạnh.
- Phối hợp với cao lương khương (củ riềng) hoặc sinh khương (gừng tươi): Nâng cao khả năng trừ hàn, phòng chống tích cực bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng và đại tràng do hư lạnh.
Kiêng ky khi dùng dâm dương
- Tướng hỏa dễ động, dương vật dễ cương, di mộng tinh, tiểu đỏ, miệng khô, Mất ngủ,
- sung huyết não: cấm dùng (Trung Dược Học).
- Âm hư, tướng hỏa động: không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
- Thự dự làm sứ cho nó (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
- Tử chi làm sứ cho nó, được rượu càng tốt (Bản Thảo Kinh Sơ).
- Thuốc đối với một số bệnh nhân có thể gây tác dụng phụ như váng đầu, nôn mửa, miệng khô, chảy máu mũi (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).