Bảng giá dịch vụ bệnh viện Việt Đức có đắt không ? Danh sách các bác sĩ bệnh viện VIệt Đức ? Là một bệnh viện tuyến trung ương, thực hiện thăm khám chữa bệnh đa khoa. Bệnh viện Việt Đức là một trong những bệnh viện nhận được sự tin tưởng của rất nhiều bệnh nhân trên cả nước. Để giúp việc thăm khám, chữa trị đạt hiệu quả.
Dưới đây SEWOW xin cung cấp những thông tin về bệnh viện Việt Đức bao gồm địa chỉ, thời gian làm việc, kinh nghiệm làm thủ tục khám chữa bệnh…Nhằm giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian khi đi khám.
Giới thiệu về Bệnh viện Việt Đức
Bệnh viện Việt Đức tên đầy đủ là Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Bệnh viện thành lập năm 1906, và trong suốt quá trình thành lập và phát triển bệnh viện cũng trải qua nhiều tên gọi khác nhau:
- 1906: Nhà thương bảo hộ
- 1943: Bệnh viện Yersin
- 1954: Bệnh viện Phủ Doãn
- 1958 -1990:Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cộng hoà Dân chủ Đức
- 1991 –nay: Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Tính đến hết tháng 6/1026 bệnh viện Việt Đức có hơn 1900 công chức viên. Trong số đó có:
- 6 giáo sư –tiến sĩ
- 27 phó giáo sư –tiến sĩ
- 37 tiến sĩ
- 6 bác sĩ CKII
- 184 thạc sĩ –bác sĩ nội trú
- 5 bác sĩ CKI
- 41 bác sĩ đa khoa
- 573 cán bộ khác có trình độ từ cao đẳng trở lên.
Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện chuyên khoa hạng đặc biệt của cả nước vừa thực hiện công tác khám chữa bệnh. Vừa thực hiện nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế,…
Địa chỉ bệnh viện Việt Đức
- Địa chỉ: Số 16 Phủ Doãn, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội
- Số điện thoại: 024 3825 3531 (Số máy lẻ 278, 300)
Lịch khám bệnh viện Việt Đức
Để chủ động hơn trong việc đăng ký khám chữa bệnh thì chúng ta nên nắm được thông tin về lịch khám bệnh Bệnh viện Việt Đức. Hiện nay, để khám chữa bệnh, bệnh nhân có thể đến vào các khung giờ làm việc.
Tránh đến vào ngày nghỉ, ngày lễ hoặc ngoài giờ hành chính vì bệnh viện không làm việc. Như vậy sẽ rất mất thời gian. Theo đó lịch làm việc cụ thể của Bệnh viện Việt Đức đó là:
Mùa hè:
- Sáng: 7h -12h
- Chiều: 13h30 -16h30
Mùa đông:
- Sáng: Từ 7h – 12h
- Chiều: Từ 13h30 -16h
Chúng ta khi đến khám cần đến theo khung giờ làm việc. Tốt nhất nên đi càng sớm càng tốt vì bệnh viện rất đông nên việc thăm khám chữa trị cũng nhiều áp lực. Do đó, chúng ta cần đi sớm để không mất nhiều thời gian.
Các hạng mục thăm khám chữa bệnh tại Bệnh viện Việt Đức
Bệnh viện Việt Đức –bệnh viện chuyên khao đặc biệt. Thực hiện tư vấn, thăm khám và điều trị cho nhiều chuyên khoa khác nhau. Hiện, bệnh viện thăm khám chữa trị theo 2 chuyên khoa chính là khoa lâm sàng và cận lâm sàng.
Khoa lâm sàng với các phòng khoa như:
- Phẫu thuật Thần kinh I
- Phẫu thuật Thần kinh II
- Nội – Hồi sức Thần kinh
- Phẫu thuật Gan mật
- Khám bệnh
- Ung bướu
- Điều trị theo yêu cầu
- Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh
- Phẫu thuật Tiêu hóa
- Phẫu thuật Cấp cứu bụng
- Phẫu thuật Tiết niệu
- Phẫu thuật Nhiễm khuẩn
- Khoa Phẫu Thuật Chi trên và Y học thể thao
- Khoa Phẫu Thuật Chấn thương chung
- Khoa Phẫu Thuật Chi dưới
- Thận lọc máu
- Khám xương & Điều trị ngoại trú
- Phục hồi Chức năng
- Phẫu thuật Cột sống
- PT Hàm mặt Tạo hình và Thẩm mỹ
- TT Nam Học
- TT Ghép tạng
- TT Gây mê & Hồi sức Ngoại khoa
- TT Phẫu thuật Nội soi
- TT PT Đại trực tràng – Tầng sinh môn
- Trung tâm Phẫu Thuật Thần kinh
- Viện Chấn thương Chỉnh Hình
- Ngân hàng mô
- Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực
Khoa cận lâm sàng
- Khoa Nội soi
- Khoa Dược
- Khoa Giải phẫu bệnh
- Khoa Sinh hóa
- TT Truyền máu
- Khoa Vi sinh
- Khoa Xét nghiệm Huyết học
- Khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn
- Khoa Dinh dưỡng
- Nhà thuốc
- TT Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân
Với các khoa, phòng đa dạng, giúp phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám chữa bệnh cho người dân trên cả nước.
Quy trình khám bệnh tại Bệnh viện Việt Đức
Quy trình khám chữa bệnh là một trong những vấn đề mà bệnh nhân cần biết khi đi khám chữa bệnh. Vì nó có thể tiết kiệm tối đa thời gian cũng nh sự chờ đợi. Nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh. Quy trình khám bệnh tại Bệnh viện Việt Đức chia thành 2 hạng mục đó là khám có bảo hiểm và khám dịch vụ:
Khám bảo hiểm Y tế (BHYT) tại Bệnh viện Việt Đức
Nếu như bạn có BHYT thì có thể mang theo để sử dụng và hưởng các chế độ ưu đãi hiện hành. Đối với khám bảo hiểm y tế cũng chia thành 2 trường hợp là khám thường và khám cấp cứu:
Đối với khám BHYT thường thì quy trình khám sẽ bao gồm:
- Lấy số khám bảo hiểm
- Ngồi chờ đọc đến số khám ở ô 2A1 đến 2A7
- Nộp giấy tờ có liên quan
- Nhân viên y tế sẽ đưa cho bạn phiếu khám
- Đến các phòng khám chuyên khoa theo chỉ định in trên phiếu khám
- Đến lượt thì vào khám, thực hiện các dịch vụ theo chỉ định
- Cầm tờ chỉ định đến các phòng ban để thực hiện
- Đợt kết quả và mang đến phòng khám ban đầu để đọc kết quả
- Đọc kết quả và kê đơn thuốc
- Cầm đơn đến cửa 2A1 đến 2A7 để thanh toán BHYT và nhận lại thẻ bảo hiểm
- Cầm đơn thuốc đền khoa Dược để lấy thuốc
Ngoài ra, nếu như phải nhập viện thì bác sĩ sẽ kết thúc khám và cấp giấy nhập viện. Nếu không phải nhập viện thì người bệnh có thể ra về.
Đối với trường hợp khám BHYT cấp cứu:
- Vào khoa cấp cứu làm thủ tục và khám như bình thường
- Su khi khám và được kê đơn thì bệnh nhân mang các giấy tờ đến cửa 2A1 đến 2A7 làm thủ tục BHYT và lấy lại tiền thừa.
Khám dịch vụ tại Bệnh viện Việt Đức
Tại Bệnh viện Việt Đức cũng có khám dịch vụ, nhắm đáp ứng tốt hơn và đa dạng nhu cầu thăm khám, chữa trị cho bệnh nhân. Theo đó, quy trình khám dịch vụ tại Bệnh viện Việt Đức bao gồm:
- Lấy số và Đăng ký khám: đến nhà C4, có máy lấy số, đăng ký và nhân viên hỗ trợ. Quầy đăng ký khám nằm ở hành lang trái nhà C4. Lấy số và đăng ký xong thì quay sang quầy bên cạnh để nộp tiền
- Đến phòng khám: theo hướng dẫn trên tờ đăng ký khám. Các phòng khám bạn có thể theo dõi qua sơ đồ bệnh viện hoặc hỏi nhân viên y tế
- Chụp chiếu, xét nghiệm theo chỉ định
- Lấy kết quả và quay lại phòng khám ban đầu để đọc kết quả
- Bác sĩ đọc kết quả, tư vấn, kê đơn thuốc
Để nhanh chóng hơn trong quá trình đăng ký khám thì khi khám bệnh nhân có thể chọn bác sĩ khám (giáo sư, tiến sĩ,…). Bạn nên đến thật sớm, lấy số và làm thủ tục. Vì bệnh nhân rất đông nên việc xếp hàng và chờ đợi là khó tránh khỏi
Chí phí khám chữa bệnh – bảng giá dịch vụ tại Bệnh viện Việt Đức
Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện tuyến trung ương. Do đó, chi phí thăm khám chữa trị cũng nằm trong quy định của Bộ Y tế. Theo đó một số chi phí khám tại bệnh viện gồm:
Chi phí khám lâm sàng
- Khám phòng khám có điều hòa: 20.000đ/ lượt
- Khám không điều hòa: 18.000đ/ lượt
- Khám cấp giấy chứng thương, giám định y khoa (không kể xét nghiệm, X-quang): 100.000đ/ lượt
Bảng giá dịch vụ các chẩn đoán hình ảnh
- Siêu âm: 35.000đ/ lượt
- Siêu âm Doppler màu tim 4 D (3D REAL TIME): 245,000
- Siêu âm Doppler màu tim/mạch máu qua thực quản:590,000
- Siêu âm trong lòng mạch hoặc Đo dự trữ lưu lượng động mạch vành FFR :1,800,000
- Siêu âm Doppler màu tim/mạch máu150,000
- Siêu âm nội soi: 500,000
Chiếu chụp X-quang
- Chụp CT Scanner đến 32 dãy: 500,000
- Chụp CT Scanner đến 32 dãy: 870,000
- Chụp X-quang số hóa 1 phim: 58,000
- Chụp X-quang số hóa 2 phim: 83,000
- Chụp X-quang số hóa 3 phim: 108,000
- Chụp hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang (UIV) số hóa: 465,000
- Chụp PET/CT: 19,000,000
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): 1,700,000
Ngoài ra, còn rất nhiều các hạng mục thăm khám, chẩn đoán khác nữa. Tùy thuộc từng dịch vụ khám mà sẽ có các chỉ định khác nhau. Tuy nhiên, mức chi phí thăm khám, chẩn đoán và điều trị cũng đều được niêm yết công khai theo quy định.
Trường hợp phải nhập viện, chi phí nằm/ giường bệnh
- Điều trị Hồi sức tích cực (ICU), chưa bao gồm chi phí máy thở nếu có: 335,000
- Khoa Hồi sức cấp cứu, chống độc (Chưa bao gồm chi phí sử dụng máy thở nếu có): phòng điều hòa 150.000đ/ giường/ ngày, không điều hòa 145.000đ/ ngày
Ngoài ra, tại mỗi khoa thì chi phí nằm viện/ giường bệnh/ ngày lại khác nhau. Khi nhập viện bác sĩ, nhân viên y tế sẽ có các tư vấn cụ thể.
Khoa xương khớp bệnh viện Việt Đức
Thế mạnh của Bệnh viện Việt Đức là Ngoại khoa (phẫu thuật),và về Xương khớp, Chấn thương, Thần kinh, Thận – tiết niệu – nam khoa… Nếu bạn quan tâm đến khám xương khớp tại Bệnh viện Việt Đức thì có thể tham khảo nội dung dưới đây, chia sẻ về: hướng dẫn đi khám, khám tại khoa nào và lưu ý quan trọng khi đi khám.
Đi khám vào giờ nào?
Cả Khoa khám bệnh và Khoa khám theo yêu cầu làm việc từ thứ 2 đến thứ 6. Thứ 7, chủ nhật Bệnh viện chỉ khám cấp cứu.
- Mùa đông: Sáng 7h-12h; chiều 13h30-16h
- Mùa hè: Sáng 7h-12h; chiều 13h30-16h30
Làm thủ tục khám và khám ở đâu?
Tùy theo nguyện vọng của người bệnh mà có thể chọn khám một trong 3 cách sau:
- Khám xương tại Khoa khám bệnh
- Khám xương tại Khoa khám theo yêu cầu
- Đặt lịch khám để giảm thời gian chờ đợi
Khám xương tại Khoa khám bệnh
Bệnh nhân đến đăng ký khám xương tại nhà C4 sau đó đến các phòng khám ở nhà C2 ghi trên phiếu khám. Bệnh viện Việt Đức chia nhỏ thành nhiều chuyên khoa về xương khớp, do vậy khi đến khám xương tại đây, nhân viên sẽ hỏi cụ thể bạn gặp vấn đề gì, ở vị trí nào, từ đó sẽ hướng dẫn bạn đến khám tại chuyên khoa phù hợp nhất.
- Khám chi trên và Y học thể thao: phòng khám 133 nhà C2
- Khám chi dưới: phòng khám 135 nhà C2
- Khám cột sống: phòng khám 137 và 245 khu nhà C2
- Khám chấn thương: phòng khám 109 nhà C2
- Khám xương và điều trị ngoại trú: phòng khám 139 nhà C2
Sau khi thăm khám, nếu có chỉ định chụp chiếu thì nộp lệ phí tại phòng 224 nhà C2 hoặc tầng 1 nhà C4.
Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Việt Đức thường đông bệnh nhân, đặc biệt là đầu buổi sáng. Nếu chọn khám tại Khoa này, bệnh nhân nên chuẩn bị tinh thần trước vì có thể phải chờ đợi lâu.
Khám xương tại Khoa khám theo yêu cầu
Người bệnh đăng ký khám và khám tại nhà C4, ngay cổng số 16 – 18 Phủ Doãn đi vào. Người bệnh được đăng ký chọn bác sĩ theo yêu cầu, có thể chọn một trong 2 mức giá khám là 300.000 đồng hoặc 500.000 đồng tùy theo bác sĩ.
Khu chẩn đoán hình ảnh nằm trong khu khám theo yêu cầu, riêng biệt với khu của Khoa khám thông thường. Bệnh nhân vẫn phải chờ đến lượt để thực tiện chỉ định cân lâm sàng, nhưng thời gian chờ cũng ít hơn đáng kể so với khu cận lâm sàng của Khoa khám bệnh.
Đặt lịch khám để giảm thời gian chờ đợi
Thông qua kênh đặt lịch khám, bệnh nhân có thể tham khảo trước thông tin bác sĩ, giờ khám của bác sĩ, từ đó một lịch khám phù hợp với mình. Trên kênh đặt lịch này có đầy đủ danh sách bác sĩ, thông tin, giá khám, một số chụp chiếu có thể phải làm khi đi khám…
Bệnh viện Việt Đức có 5 khoa chuyên về xương khớp
Bệnh viện Việt Đức chuyên về xương khớp, vì vậy là có nhiều khoa khám và điều trị liên quan đến xương khớp. Hiện nay gồm có:
- Khoa Chi trên và Y học thể thao
- Khoa Chi dưới
- Khoa Cột sống
- Khoa khám xương và điều trị ngoại trú
- Khoa Chấn thương chung
Việc phân nhỏ thành các khoa giúp phân loại và nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh. Các bác sĩ có thế mạnh về bệnh gì sẽ được phát huy khả năng trong đúng nhóm bệnh đó.
Khi đăng ký khám tại Khoa khám bệnh, với lý do khám của bạn, nhân viên sẽ phân loại và hướng dẫn bạn đến phòng khám cho đúng bệnh nhất.
Khoa Chi trên và Y học thể thao
Khoa Chi trên và Y học thể thao là một trong những khoa mũi nhọn về chuyên môn cũng như chăm sóc người bệnh. Hàng năm, khoa đã áp dụng nhiều công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào phẫu thuật và điều trị cho người bệnh như:
- Thay khớp háng, khớp gối, khớp vai, nội soi khớp vai, khớp gối, kết hợp xương trên màn tăng sáng, kết hợp xương nẹp vít khóa, phẫu thuật ít xâm lấn…
- Phát triển chuyên sâu các chuyên ngành: Nội soi, thay khớp, chỉnh hỉnh, phẫu thuật bàn tay, phẫu thuật cổ bàn chân…
- Ứng dụng navigation, rô bốt trong phẫu thuật
- Phát triển kỹ thuật nội soi 1 lỗ trong phẫu thuật nội soi khớp.
Bác sĩ Chuyên khoa II Phùng Ngọc Hòa
- Phó Trưởng khoa chi trên và Y học thể thao
- Hơn 20 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị chấn thương chỉnh hình
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Khánh
- Trưởng khoa Chi trên và Y học thể thao
- Phó Viện trưởng Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức
- Bác sĩ Nội trú chuyên ngành Chấn thương Chỉnh hình, Đại học Bordeaux 2, Cộng hoà Pháp (2001 – 2002)
Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Danh Huy
- Phó khoa Chi trên và Y học thể thao, Bệnh viện Việt Đức
- Nhiều năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp
Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Văn Minh
- Hơn 10 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý chấn thương chỉnh hình
- Giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội
Khoa Chi dưới
Khoa chi dưới chuyên khám và điều trị các vấn đề về chi dưới (nguyên nhân tự phát). Các kỹ thuật cao trong chuyên ngành chấn thương chỉnh hình đã được thực hiện như: Phẫu thuật kết hợp xương ít xâm lấn, phẫu thuật nội soi khớp, thay khớp nhân tạo, chỉnh hình bệnh lý bẩm sinh cũng như mắc phải và các phẫu thuật cấp cứu chấn thương phức tạp.
Khoa đã triển khai, ứng dụng và đạt được kết quả rất đáng khích lệ đối với những ca phẫu thuật khó và đòi hỏi kỹ thuật cao như: Phẫu thuật nội soi khớp (khớp gối, khớp cổ chân),Phẫu thuật thay khớp nhân tạo, Phẫu thuật thay khớp háng ít xâm lấn. Phẫu thuật kết hợp xương phức tạp, Phẫu thuật chỉnh hình các bệnh lý cơ quan vận động.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thùy
- Từng là lãnh đạo khoa phẫu thuật chi dưới, Bệnh viện Việt Đức
- HIện là bác sĩ khoa phẫu thuật chi dưới, Bệnh viện Việt Đức
Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Hoàng Tùng
- Phó khoa Chi dưới, Bệnh viện Việt Đức
- Bác sĩ Chuyên khoa cấp I Chuyên ngành Phẫu thuật
- Thành viên Hội chấn thương chỉnh hình Việt Nam
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Quang Trung
- Bác sĩ tại khoa Chi dưới, Bệnh viện Việt Đức
- Nhiều năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các vấn đề liên quan đến chi dưới
Bác sĩ Chuyên khoa II Đoàn Việt Quân
- Trưởng khoa Chi dưới, Bệnh viện Việt Đức
- Phó Viện trưởng Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiến
- Bác sĩ tại khoa Chi dưới, Bệnh viện Việt Đức
- Nhiều năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các vấn đề liên quan đến chi dưới
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Tiến Sơn
- Phó trưởng khoa Chi dưới, Bệnh viện Việt Đức
- Trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu 1C Bệnh viện Việt Đức (2004 đến nay)
Khoa Cột sống
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Đình Hòa
- Khoa Phẫu thuật Cột sống – Bệnh viện Việt Đức
- Phó chủ nhiệm Bộ môn Ngoại, trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương (10/2024 – nay)
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lê Bảo Tiến
- Viện trưởng Viện Chấn thương Chỉnh hình – Bệnh viện Việt Đức
- Phó trưởng khoa Phẫu thuật Cột sống – Bệnh viện Việt Đức
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hoàng Long
- Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Cột sống – Bệnh viện Việt Đức
Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Mạnh Hùng
- Bác sĩ khoa Phẫu thuật Cột sống – Bệnh viện Việt Đức
Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Văn Cường A
- Nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị bệnh lý hẹp ống sống cổ đa tầng bằng phương pháp tạo hình cung sau đường giữa kiểu hai bản lề
- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật Harm’s cải tiến trong điều trị mất vững C1 – C2 do chấn thương
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Ngọc Sơn
- Trưởng khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Việt Đức
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thạch
- Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức
- Nguyên Viện trưởng Viện Chấn thương Chỉnh hình Việt Đức
Khoa khám xương và điều trị ngoại trú
Phòng khám xương có chức năng nhiệm vụ chính là khám chữa bệnh, điều trị bảo tồn thuộc chuyên ngành chấn thương chỉnh hình và tạo hình. Khám tư vấn các bệnh lý thuộc chuyên ngành chấn thương chỉnh hình và điều trị bảo tồn các bệnh lý thuộc chuyên ngành chấn thương chỉnh hình.
Khoa tổ chức 4 phòng khám (phòng khám chuyên khoa chấn thương chỉnh hình 1,2,3, phòng khám cấp cứu xương bột và tổng quát.
Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Quốc Hưng
- Trưởng khoa Khám xương và Điều trị ngoại trú Bệnh viện Việt
- Nhiều năm kinh nghiệm trong khám và điều trị về bệnh lý cơ xương khớp và chấn thương chỉnh hình
Tiến sĩ, Bác sĩ Dương Đình Toàn
- Giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội
- Bác sĩ phẫu thuật, Phó Trưởng khoa Khám Xương Khớp, Bệnh viện Việt Đức
Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Văn Khoa
- Phó trưởng khoa khám xương và điều trị ngoại trú, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
- Nhiều năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp
Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Mạnh Toàn
Khoa Chấn thương chung
Tiến hành khám chữa và phẫu thuật các kỹ thuật cao trong hầu hết các lĩnh vực trong chuyên ngành chấn thương và chỉnh hình: Thay khớp (thay khớp vai, khớp háng, khớp gối) Nội soi khớp (khớp vai, khớp khuỷu, khớp gối),Phẫu thuật chỉnh hình trong các bệnh lý khác.
Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Mạnh Sơn
- Trưởng khoa Phẫu thuật chấn thương chung Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
- Nhiều năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý chấn thương
Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Xuân Quang
- Phó trưởng khoa Phẫu thuật Chấn thương chung
- Nhiều năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp và chấn thương nói chung
Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Trung Kiên
- Bác sĩ tại khoa Phẫu thuật Chấn thương chung
Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Bá Toàn
- Phó trưởng khoa Phẫu thuật Chấn thương chung
Danh sách bác sĩ bệnh viện việt đức
Danh sách bác sĩ giỏi bệnh viện Việt Đức kèm thông tin liên hệ
Bác sĩ Ngô Văn Toàn bệnh viện Việt Đức
Phó Giáo sư Ngô Văn Toàn đã trực tiếp thực hiện nhiều ca phẫu thuật chỉnh hình phức tạp, cùng các đồng nghiệp trong và ngoài nước thực hiện các ca bệnh cực kỳ khó.
Bác là một trong số những nhân vật đóng góp nhiều vào ngành chấn thương chỉnh hình Việt Nam.
- Nguyên Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình I – Bệnh viện Việt Đức
- Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện Việt Đức
- Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình tại Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn 2
- Chủ tịch Câu lạc bộ Sala (nơi hội tụ của những người mong muốn làm nhân đạo trong lĩnh vực y tế – sức khỏe cộng đồng phạm vi Chấn thương chỉnh hình)
- Bác sĩ khám và điều trị các bệnh xương khớp, trong đó có cả những ca khó như phẫu thuật bàn tay, cổ chân
Bác sĩ Tùng bệnh viện Việt Đức
- Phó trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình II – Bệnh viện Việt Đức
- Thạc sĩ Y khoa, Bác sĩ Chuyên khoa cấp I chuyên ngành Phẫu thuật
- Bác sĩ Nội trú chuyên ngành Phẫu Thuật – Trường Đại học Y Hà Nội
- Hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa phẫu thuật Chấn Thương Chỉnh hình – Bệnh viện Việt Đức
- Học tập, nghiên cứu và thực hành về Phẫu thuật, Phẫu thuật Nội soi khớp tại Anh, Mỹ, Hàn Quốc, Philippine
- Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Hoàng Tùng khám bệnh vào sáng thứ 3 hàng tuần tại: P135, nhà C2, Bệnh viện Việt Đức.
Bác sĩ Lã Ngọc Quý
- Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện Việt Đức
- Nguyên Trưởng khoa Khám xương – Bệnh viện Việt Đức
- Hiện nay đang là Trưởng khoa Ngoại – Bệnh viện đa khoa Tâm Anh
- Các đề tài nghiên cứu:
- Cấp cứu gãy hở chi dưới đến sớm – NXB Y học 2001
- Biên soạn cuốn “Điều trị gãy xương ở trẻ em” – NXB giáo dục 2011
- Biên soạn cuốn “Kỹ thuật điều trị bảo tồn trong chấn thương chỉnh hình” – NXB Y học 2024.
Bác sĩ Hoàng Ngọc Sơn
- Phẫu thuật viên Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức (1992-nay)
- Giảng viên Đại học Y Hà Nội (1992 đến 2024)
- Công trình Nghiên cứu Khoa học:
- Xây dựng quy trình điều trị mất da đầu ngón tay bằng phương pháp băng kín Việt Đức
- Ảnh hưởng của xung điện tới sự phát triển sợi trục thần kinh
- Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội
- Tốt nghiệp bác sĩ nội trú
- Tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú – Cộng hòa Pháp
- Tốt nghiệp Tiến sĩ tại trường Đại học Montpellier II – Cộng hòa Pháp
Bác sĩ Đỗ Văn Minh
- Bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình I – Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
- Giảng viên Bộ môn Chấn thương chỉnh hình – Đại học Y Hà Nội
- Bác sĩ nội trú Đại học Y Hà Nội
- Bác sĩ chuyên khoa Ngoại tại Phòng khám Family Medical Practice
- Bác sĩ Đỗ Văn Minh tuy không giữ chức vụ quan trọng tại bệnh viện, nhưng được đồng nghiệp đánh giá cao, bác sĩ Minh có tay nghề cao.
Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Khánh
- Phó Viện trưởng Viện Chấn thương Chỉnh hình – Bênh viện Việt Đức
- Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình I – Bệnh viện Việt Đức
- Bác sĩ nội trú ngành Chấn thương Chỉnh hình – Đại học Bordeaux 2, Pháp
Phó Giáo sư Nguyễn Mạnh Khánh từng tham gia nhiều khóa học về phẫu thuật và áp dụng kỹ thuật trong Chấn thương chỉnh hình tại các nước: Australia, Hoa kỳ, Pháp, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, Đức, Italia, Hàn Quốc…
70 bài báo đã công bố, 4 công trình khoa học, hướng dẫn khoa học 12 luận văn.
Bác sĩ có lịch khám: 8h30 – 11h30 sáng thứ 3 hàng tuần, Phòng 133, Nhà C2, Bệnh viện Việt Đức.
Bệnh viện việt đức gần bến xe nào
Cách thức di chuyển từ các tỉnh tới bệnh viện Việt Đức thông qua các bến xe như sau:
Bến xe Nước Ngầm, Giáp Bát
Những bệnh nhân ở các khu vực từ miền Trung đổ ra như Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nghệ An có thể bắt xe khách từ nhà ra những bến xe này rồi tiếp tục di chuyển bằng các phương tiện khác theo lộ trình Giải Phóng→ Trần Nhân Tông → Quang Trung → Tràng Thi → Phủ Doãn → bệnh viện Việt Đức.
Bến xe Gia Lâm
Dành cho bệnh nhân đi từ các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Hải Dương, … Sau khi đến được bến xe này thì tiếp tục di chuyển theo cung đường cầu Chương Dương → Trần Quang Khải → Tràng Tiền → Tràng Thi → Phủ Doãn để đến được bệnh viện.
Bến xe Yên Nghĩa
Những đối tượng đi từ tỉnh Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên thì nên tới bến xe này. Sau đó rẻ qua Trần Phú tới Nguyễn Trãi → Trường Chinh → Giải Phóng → Trần Nhân Tông →Quang Trung → Tràng Thi → Phủ Doãn và di chuyển đến bệnh viện Việt Đức.
Bài viết trên đây SEWOW đã giới thiệu đến các bạn những thông tin cũng như kinh nghiệm khi đi khám chữa bệnh tại bệnh viện này. Hy vọng có thể giúp phần nào áp lực khi đi khám chữa bệnh cho người bệnh.