Tại Việt Nam, bạn có thể bắt gặp một hàng bánh mì ở khắp các nẻo đường, từ đường lớn cho đến những con hẻm nhỏ bé. Mặc dù vô cùng phổ biến, nhưng không phải ai cũng có thể khẳng định hiểu hết về món ăn này. Hôm nay, SEWOW xin chia sẻ đến các bạn một số thông tin hữu ích và thú vị về bánh mì – Nét văn hóa đặc trưng của ẩm thực Việt.
Bánh mì là gì?
Bánh mì (tiếng Anh: bread) là một loại thực phẩm được chế biến từ bột mì hoặc từ ngũ cốc được nghiền ra trộn với nước, muối và nấm men để lên men cho nở xốp, sau đó được nướng hoặc hấp chín.
Trong suốt quá trình lịch sử nó đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới và là một trong những loại thực phẩm nhân tạo lâu đời nhất, và rất quan trọng kể từ lúc ban đầu của ngành nông nghiệp.
Trong bánh mì có chứa nhiều carbs, ít vi chất dinh dưỡng, nhiều gluten và chất phản dinh dưỡng có thể dẫn đến một số nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, ngày nay một số loại bánh mì được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng thiết yếu khác, như vitamin và khoáng chất. Điều này giúp cho người dùng có nhiều lựa chọn hơn trong việc tiêu thụ bánh mì.
Thành phần có trong bánh mì
Bánh mì có rất ít chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể so với các loại lương thực, thực phẩm khác như rau, củ, quả. Nó tương đối giàu calo và carbs, ít chất béo, chất xơ, protein, vitamin và các loại khoáng chất.
Bánh mì có ít chất dinh dưỡng thiết yếu
Không phải loại bánh mì nào cũng có các thành phần dinh dưỡng giống nhau. Ví dụ, bánh mì được làm từ lúa mì nguyên chất sẽ có hàm lượng chất xơ cao, trong khi đó các loại ngũ cốc nảy mầm lại rất giàu vitamin C, vitamin E và beta-carotene. Dưới đây là bảng so sánh về hàm lượng dinh dưỡng có trong một lát bánh mì của những loại bánh mì khác nhau:
THÀNH PHẦN | Bánh mì trắng | Bánh mì ngũ cốc | Bánh mì chua |
Kích thước khẩu phần | 67 | 92 | 93 |
Calo | 1 lát (25 gram) | 1 lát mỏng (33 gram) | 1 lát nhỏ (32 gram) |
Tổng lượng chất béo | 1 gram | 2 gram | 0,6 gram |
Carbs | 13 gram | 17 gram | 18 gram |
Chất đạm | 2 gram | 3 gram | 4 gram |
Chất xơ | 0,6 gram | 2 gram | 1 gram |
Thiamine | 8% RDI | 7% RDI | 9% RDI |
Folate | 7% RDI | 5% RDI | 12% RDI |
Natri | 7% RDI | 5% RDI | 9% RDI |
Mangan | 6% RDI | 31% RDI | 8% RDI |
Selen | 6% RDI | 18% RDI | 12% RDI |
Riboflavin | 5% RDI | 4% RDI | 5% RDI |
Niacin | 5% RDI | 7% RDI | 8% RDI |
Sắt | 5% RDI | 6% RDI | 6% RDI |
Bánh mì có chứa Gluten
Bánh mì có chứa Gluten là một loại Protein có tác dụng giúp cho bột trở nên mềm dẻo và đàn hồi. Nhiều người có thể tiêu thụ chất Gluten, nhưng có một số ít người thì không thể dung nạp được chất này. Điển hình là những người bị bệnh Celiac (rối loạn tự miễn), khi tiêu thụ Gluten có thể làm phá hủy lớp niêm mạc ruột non, và khiến cho khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng bị suy yếu.
Đặc biệt, những người nhạy cảm với Gluten có thể gặp phải các triệu chứng như đau dạ dày, đầy hơi hoặc tiêu chảy. Vì vậy, họ tránh việc sử dụng bánh mì để phòng ngừa tác dụng tiêu cực có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Bạn có thể lựa chọn các loại bánh mì không chứa Gluten, thường được làm từ gạo nâu, bột khoai tây hoặc bột sắn thay vì sử dụng bột mì.
Bánh mì có chứa Carbs
Bánh mì là một trong những thực phẩm rất giàu carbs, theo ước tính trong một lát bánh mì trắng có trung bình khoảng 13 gram carbs. Cơ thể của chúng ta thường có xu hướng chuyển đổi carbs sang glucose, khiến cho lượng đường trong máu tăng cao. Khi tiêu thụ các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, sẽ dẫn đến nguy cơ nhanh đói và thèm ăn.
Đặc biệt, chế độ ăn uống nhiều carbs có thể dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa, một nhóm các tình trạng sức khỏe làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, các loại bánh mì ngũ cốc nguyên chất thường chứa hàm lượng chất xơ cao, chất này làm chậm quá trình hấp thụ đường trong máu, giúp cân bằng mức đường huyết trong cơ thể. Chất xơ giúp ngăn ngừa được các vấn đề liên quan đến tim mạch, nuôi dưỡng các lợi khuẩn ở đường ruột và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.
Bánh mì có chứa chất phản dinh dưỡng Antinutrients
Chất phản dinh dưỡng hay chất chống dinh dưỡng là những hợp chất tự nhiên hoặc tổng hợp gây cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Các nghiên cứu về dinh dưỡng tập trung vào các chất chống độc này thường được tìm thấy trong đồ uống và các loại ngũ cốc
Bánh mì ngũ cốc thường có hàm lượng chất xơ cao và các thành phần dinh dưỡng phong phú hơn so với bánh mì trắng chứa ít chất xơ hơn, tuy nhiên bánh mì ngũ cốc lại có hàm lượng chất phản dinh dưỡng cao hơn. Để làm giảm hàm lượng chất phản dinh dưỡng và tăng cường khả năng hấp thụ của cơ thể, bạn nên ngâm và cho nảy mầm ngũ cốc trước khi nướng bánh.
Bánh mì được bổ sung thêm Vitamin và các loại Khoáng chất
Bánh mì thường có rất ít các chất dinh dưỡng thiết yếu như chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất. Vì thế, trong khi sản xuất người ta thường bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng như thiamine, sắt, riboflavin và niacin để làm tăng giá trị dinh dưỡng cho bánh mì.
Mặc dù bánh mì được bổ sung thêm vitamin và khoáng chất, tuy nhiên chúng chỉ cung cấp một lượng rất nhỏ vi chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Để đáp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, bạn nên cần có một chế độ ăn uống lành mạnh.
Lợi ích của bánh mì
Không chỉ bổ sung năng lượng cho cơ thể, các loại bánh mì làm từ lúa mạch hay nguyên cám, nguyên hạt còn có những công dụng tuyệt vời khác như:
Làm đẹp da
Làn da chúng ta rất cần protein – chất cần thiết giữ cho da chúng ta khỏe mạnh. Chất dinh dưỡng này thường có trong bít tết, cá và đồ nướng nhưng có một điều ngạc nhiên là nó cũng có trong bánh mì. Vì vậy mà bốn lát bánh mì mỗi ngày có thể cung cấp 1/4 lượng protein cho phụ nữ và 1/5 cho nam giới.
Tốt cho xương
Bốn lát bánh mì trắng mỗi ngày cung cấp cho chúng ta 164mg canxi (giống như 100g sữa chua) trong khẩu phần 800mg canxi mỗi ngày mà chúng ta cần nạp vào cơ thể.
Các bạn nữ ở độ tuổi từ 10 đến 15 thường chỉ ăn khoảng 300mg canxi mỗi ngày, đây là vấn đề rất nghiêm trọng đối với sự phát triển của xương và nguy cơ gãy xương là rất cao. Vì vậy mà ăn bánh mì vào mỗi bữa sáng hay bữa trưa giúp tăng đáng kể các chất giúp xương chắc khỏe.
Cải thiện tâm trạng
Chúng ta cần chất folate và axit folic để giúp các dây thần kinh khỏe mạnh. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên có khoảng 400 microgam những chất đó hằng ngày, bốn lát bánh mì sẽ cung cấp 1/4 nhu cầu cho họ.
Giảm béo
Nếu bạn đang trong chế độ ăn kiêng thì một trong những loại thực phẩm đầu tiên bạn nên nghĩ đến đó là bánh mì. Một lát bánh mì trắng chỉ chứa khoảng 77 calo ít hơn 6 calo so với một chiếc bánh quy và tương đương với lượng bơ mà bạn dùng kèm với lát bánh mì đó. Vì vậy bánh mì có thể giúp bạn tránh béo phì nếu có chế độ ăn hợp lý.
Tốt cho tiêu hóa
Bánh mì cung cấp cho con người chất xơ, nó rất tốt cho tiêu hóa. Hai lát bánh mì nâu được ăn vào bữa trưa sẽ cung cấp 1/3 nhu cầu chất xơ hàng ngày của bạn. Chính vì những lý do trên mà chúng ta nên có cái nhìn đúng đắn về bánh mì và có chế độ ăn hợp lý để nhận được hết lợi ích từ bánh mì.
Giảm nguy cơ bệnh tim
Bánh mì giúp giảm nguy cơ bệnh mạch vành. Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học Trường ĐH Glasgow (Anh), ăn bánh mì với dầu ô liu mỗi ngày, các dấu hiệu về bệnh tim được cải thiện trong 6 tuần.
Giúp não hoạt động tốt nhất
Chất sắt giúp chúng ta tràn đầy sinh lực và giúp não bộ làm việc chính xác và tự tin. Hiện nay rất nhiều phụ nữ ở Anh ăn quá ít chất sắt vì thế mà họ luôn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, hay gắt gỏng trong khi làm việc. Từ năm 1953 chất sắt đã được thêm vào bột bánh mì.
Theo một nghiên cứu thì một lát bánh mì trắng cung cấp 0.6mg trong tổng số 15 mg phụ nữ cần mỗi ngày. Vì vậy bốn lát bánh mì mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng lượng sắt và nó thật hữu ích nếu bạn muốn tránh ăn thịt bò và dầu cá.
Các loại bánh mì Việt Nam
Các thực phẩm bên trong của một ổ bánh mì Việt Nam thường khác biệt tùy theo vùng miền, bao gồm 3 nhóm chủ yếu gồm:
- Nguyên liệu động vật: Thịt lợn quay, thịt băm hầm với gia vị, thịt xíu mại, pa tê gan, lạp xường, xúc xích kiểu Việt Nam, thịt gà, cá mòi, phô mai, trứng rán, chả, thịt nguội, bì, bơ, mỡ hành,…
- Các loại rau: Dưa chuột thái mỏng, rau mùi (ngò), đồ chua, dọc hành, hành tây, húng thơm,…
- Nước sốt, gia vị: Xì dầu, nước mắm, nước tương, tiêu, nước sốt, bột canh, tương ớt v.v.
Tùy vào thành phần nhân được kẹp bên trong mà chia ra thành các loại bánh mì với tên gọi khác nhau như: Bánh mì bơ (margarine), bánh mì kẹp (sandwich), bánh mì ốp la (bánh mì trứng), bánh mì không, bánh mì thịt, bánh mì xíu mại, bánh mì que, bánh mì gà, bánh mì bì, bánh mì chà bông, bánh mì cá mòi, bánh mì bò kho, bánh mì patê, bánh mì cóc, bánh mì đậu hũ, bánh mì phá lấu, bánh mì chả cá, bánh mì heo quay, bánh mì bột lọc, bánh mì khô rim, bành mì đen, bánh mì bơ tỏi.
Bánh mì nào là tốt cho sức khỏe nhất?
Bánh mì ngũ cốc nguyên chất sẽ là một lựa chọn tuyệt vời, phù hợp hơn so với bánh mì trắng. Bởi vì nó cung cấp nhiều protein và chất xơ, thành phần có khả năng làm chậm quá trình hấp thụ đường trong máu, và giữ cho mức đường huyết ổn định. Hơn thế nữa, bánh mì ngũ cốc nguyên chất giàu mangan và selen, do đó nó đã trở thành một lựa chọn lý tưởng dành cho những người đang muốn giảm cân hoặc cải thiện sức khỏe.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn bánh mì làm từ ngũ cốc nảy mầm, ví dụ như bánh mì Ezekiel để tối đa hóa các lợi ích dinh dưỡng mang lại từ bánh mì. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, loại bánh mì này chứa nhiều folate, chất xơ, vitamin C, vitamin E và beta-carotene, hơn nữa chúng cũng chứa rất ít chất phản dinh dưỡng.
Một số thương hiệu bánh mì nổi tiếng tại Việt Nam bạn có thể tham khảo như: Vua bánh mì, bánh mì pewpew, bánh mì huỳnh hoa, bánh mì minh nhật,…