Nấm Ngọc Cẩu: Hình Ảnh, Tác Dụng Và Cách Sử Dụng Hiệu Quả

Nấm ngọc cẩu có tác dụng gì ? Cách sử dụng nấm ngọc cẩu như nào ? Cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu ra sao để đạt công dụng tốt nhất ? Đây là loại cây thuốc quý, được biết đến với công dụng tăng cương sinh lý nam và nữ. Để hiểu rõ hơn về cây thuốc này mời các bạn cùng SEWOW tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Vài năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng nấm ngọc cẩu ngày càng tăng cao do nhiều người truyền tai nhau về công dụng thần kì của nó. Tuy nhiên không phải bỗng nhiên nó lại có hiệu ứng mạnh mẽ đến vậy, loại nấm này được biết đến với công dụng bổ thận, bổ máu, kích thích đường tiêu hóa và đặc biệt là tăng cường sinh lực mạnh mẽ cho cả nam giới lẫn phụ nữ.

Nấm ngọc cẩu là gì?

Nấm ngọc cẩu có tên khoa học là Cynomorium songaricum Rupr, tên khác là gió đất, cu chó, ngọt núi, hoa đất, pín cẩu, ký sinh hoàn. Nhưng tên chính xác nhất có lẽ là “dùng pờ nòm mà” theo tiếng dân tộc, vì họ dùng nhiều.

Vì sao nấm có tên là mấm ngọc cẩu: Vì nhìn hình dáng của cây nấm có màu đỏ tươi, lại rất giống bộ phận sinh dục của chó đực nên người dân gọi cây thuốc này là Nấm ngọc cẩu hay Cẩu pín.

Đây Là một loại nấm thuộc họ Dó đất cùng họ với vị thuốc cường dương chữa yếu sinh lý. Đông y dùng làm thuốc tráng dương bổ thận. Ngày xưa ông bà chỉ dùng cây cỏ thiên nhiên tăng cường sinh lý mà đẻ sòn sòn, bởi những vị thuốc quý thế này.

Khu vực phân bố

Loại nấm này thường mọc trên các vùng núi cao từ 1.300m trở lên. Chỉ những khu vực có khí hậu lạnh mới tìm thấy loại cây này.

Ở nước ta, nấm ngọc cẩu mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc như Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La… Còn ở Tây Giang, nấm này mọc nhiều ở các xã Ch’Ơm, A Xan và Tr’Hy vì nơi đây có những ngọn núi cao, khí hậu lạnh và luôn ẩm ướt. Muốn hái được nấm phải vượt qua quãng đường dài và dốc dựng đứng.

Nấm ngọc cẩu thường mọc và sống ký sinh trên rễ của những cây gỗ lớn mọc trong rừng sâu ẩm thấp.

Hàng năm vào tháng 8 đến tháng 12 người dân mới phát hiện nấm ngọc cẩu trong rừng, vào những thời điểm khác trong năm không thấy sự hiện diện của cây thuốc quý này. Bởi vậy mà nấm ngọc cẩu rất quý hiếm.

Các loại nấm ngọc cẩu

Nếu phân loại theo hình dáng bên ngoài thì nấm ngọc cẩu có hai dạng: nấm đực và nấm cái

Nấm ngọc cẩu đực

Loại nấm đực có thân hình chóp, bề mặt khá nhẵn, chiều dài trung bình từ 10 – 15cm, có biệt có những thân nấm dài tới 30 – 40cm. Màu sắc bên ngoài có màu đỏ nâu sẫm, được cấu tạo bới cán hoa li ti, mang hoa dày đặc có bao bọc bằng mo màu tím. Lớp cán hoa li ti mọc bao trùm toàn bộ phần bắp, không nở bung ra. Nấm đực thường có mùi thơm hơn so với nấm cái, chính vì vậy khi ngâm rượu thì đa số mọi người ngâm loại nấm đực chứ ít người ngâm nấm cái.

Nấm ngọc cẩu cái

Có hình dáng bé hơn nấm đực, có bông to và hình dạng hơi giống bắp ngô chứ không có chóp rõ rệt như nấm đực. Nấm cái thường ít mùi thơm, củ nấm thường non và ít sơ.

Nếu phân loại theo màu sắc bên trong ruột thì cũng có hai dạng: Nấm có ruột màu vàng hoặc màu đỏ.

Nấm ngọc cẩu có ruột màu vàng

Theo kinh nghiệm của nhiều người thì nấm có ruột màu vàng sẽ thơm hơn nấm ruột màu đỏ, nên loại màu vàng được ưa Nấm có ruột màu đỏ & tím

Trong ruột loại nấm này có màu đỏ hơi ngả tím. kích thước nhỏ hơn loại ruột vàng.

Nấm ngọc cẩu giả – cách phân biệt chuẩn nhất

Nấm ngọc cẩu hiện nay ngoài tự nhiên có tới 4-5 loại, đều có thể dùng được làm thuốc. Xong không phải tất cả các loại nấm ngọc cẩu đều có tác dụng tương đồng như nhau.

Phân biệt nấm ngọc cẩu tươi

Cây nấm ngọc cẩu cũng không đứng ngoài quy luật ấy, hiện nay ngoài tự nhiên nếu phân về chủng loại nấm có: Nấm ruột vàng, nấm ruột tím, nấm tròn và nấm nhọn.

Theo đặc điểm hình thái có: Nấm đực, nấm cái.

Kinh nghiệm: Nấm tốt phải có ruột tím, thân nấm màu đoe tươi, không bị ẩm mốc, đổi màu. Nấm ngọc cẩu đực được cho là tốt hơn nấm cái (Theo kinh nghiệm dân gian).

Phân biệt nấm ngọc cẩu khô

Nấm ngọc cẩu khô thường được chế biến thành 2 loại: Loại nguyên cây sấy khô, loại thái lát mỏng phơi khô. Nếu chế biến đúng cách 2 loại này đều sử dụng rất tốt. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, ngọc cẩu khô ngâm rượu thơm ngon hơn nấm tươi.

Lưu ý phân biệt:

Nấm chuẩn:

Mùi vị: Khi phơi khô phải có mùi thơm dịu, nấm không có hiện tượng bị ẩm mốc và không có mùi lạ.

Màu sắc: Có màu nâu sẫm, không vụn nát, cây nấm có cả phần thân và phần củ dính vào nhau.

Hình dáng: Nhiều bạn lầm tưởng nấm ngọc cẩu có kích thước càng lớn thì chất lượng càng tốt, nhưng không phải. Bởi nấm lớn thường là loài nấm dại, nấm ruột trắng nên có chất lượng kém hơn nhiều loại nấm ruột tím thân nhỏ. Nấm tốt thường có kích thước nhỏ (Đây là loại nấm ruột tím chuẩn).

Nấm kém chất lượng:

Mùi vị: Khi cầm nấm đưa lên ngửi ta không thấy mùi thơm, hoặc chỉ thấy mùi hôi.

Màu sắc: Nấm chất lượng thấp thường có màu đen, thậm chí thấy mốc, bị vụn nát nhiều, thường dính nhiều chất bột, thân nấm và củ nấm dời dạc, không liền khúc.

Hình dáng: Nấm chất lượng thấp thường có kích thước lớn (Vì nấm ruột trắng thường có kích thước lớn hơn).

Bộ phận dùng

Toàn cây nấm ngọc cẩu đều được sử dụng làm thuốc

Thành phần hóa học của nấm ngọc cẩu

Trong nấm ngọc cẩu có chứa nhiều dược chất quý như testosterone, diogenin, gentianine, trigonelline, carpaine, choline và 13 loại axit amin thiết yếu. Anthoxyanozit và L Arginin trong nấm giúp phục hồi sinh lý và tăng cường năng lượng.

Trong đông y, nấm có vị đắng hơi ngọt, tín ôn, có mùi hôi đặc trưng, nhưng khi ngâm trong rượu ethanol sẽ làm mất đi mùi hôi này thay vào đó là mùi thơm ngọt ngào

Tác dụng của nấm ngọc cẩu

Tác dụng của nấm ngọc cẩu theo Đông y

Nấm rất bổ dưỡng, thiên về các bệnh yếu sinh lý, bổ thận, chữa xuất tinh sớm, di tinh, liệt dương. Tác dụng của ngọc cẩu chữa bệnh gì theo khoa học và đông y cổ truyền:

  • Tăng cường sinh lý nam và nữ
  • Chữa yếu sinh lý, di mộng tinh, xuất tinh sớm, liệt dương
  • Trợ sinh, tăng cường khả năng sinh sản
  • Chữa hậu sản, phục hồi sức khỏe sau sinh
  • Bồi dưỡng cơ thể, bổ máu, chữa nhức mỏi tay chân
  • Nhuận tràng, tốt cho đường tiêu hóa
  • Và các công dụng khác bồi bổ cơ thể…

Công dụng nấm ngọc cẩu trong nghiên cứu khoa học

Không chỉ trong Đông y, các nhà nghiên cứu khoa học chỉ ra, ngọc cẩu chứa nhiều dược chất quý như:

  • Testosterone.
  • Trigonelline.
  • Diogenin.
  • Gentianine.
  • Carpaine.
  • Choline.
  • 13 loại axit amin thiết yếu.

Các dược chất này rất tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt, chúng có tác dụng “thần kì” trong việc hỗ trợ chức năng sinh lý nam giới.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc chỉ ra:

  • Điều hòa hệ miễn dịch, tăng sức chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu ôxy.
  • Cải thiện chức năng của trục các tuyến nội tiết: Vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận.
  • Tiêu diệt các gốc tự do, chống lão hóa.
  • Kháng viêm, chống loét.
  • Có khả năng ngăn ngừa ung thư thông qua việc ức chế ngưng tập tiểu cầu, thúc đẩy quá trình tổng hợp DNA và RNA.

Tác dụng của ngọc cẩu với người Dao đỏ thường dùng củ nấm này để chữa các bệnh về sinh sản và hậu sản, đặc biệt tốt cho phụ nữ phục hồi sức khỏe sau khi sinh. Bởi củ nấm có tác dụng mạnh trong tăng cường nội tiết tố estrogen, hormone nữ giới. Nấm còn có tác dụng làm mịn trắng da, chữa nám da, tàn nhang, tiêu những khối u lành.

Nấm ngọc cẩu có tác dụng phụ không

Không chỉ thắc mắc về vấn đề nấm ngọc cẩu có tác dụng gì, nhiều người dùng còn nghi vấn về tác dụng phụ của nó. Nấm tỏa dương có độc tính rất mạnh nếu không được chế biến đúng cách. Chất độc của ngọc cẩu khi vào cơ thể sẽ đi thẳng vào hai kinh can thận. Điều này tiềm ẩn những nguy cơ khôn lường về sức khỏe.

Hoặc nếu dùng phải nấm giả, người dùng sẽ đối mặt với tác hại khó lường. Trong tự nhiên, có không ít loài cây mang đặc điểm, hình dáng giống nhau. Riêng ngọc cẩu đã có 3 loại khác có hình dáng giống nó là:

  • Nấm sơn huyết.
  • Nấm căn ma.
  • Nấm bách lục hồng điểm.

Đặc biệt, có một thứ nấm độc có hình dáng y hệt tỏa hương. Loài nấm này được người Mèo gọi là “lùng tà” còn người Tày gọi là “nôm nọi pơ lao”. Nếu không may uống phải, cơ thể trúng độc, nguy cơ tử vong cao.

Bởi vậy, để tránh dùng phải nấm giả, nấm độc, người dùng không nên tự hái nấm về dùng. Tốt nhất, bạn nên chọn mua tại những đại lý uy tín, có kiểm định nguồn gốc rõ ràng.

Cách sử dụng nấm ngọc cẩu

Cách dùng nấm ngọc cẩu một cách chi tiết và đầy đủ nhất thì xin phép viết sau, vì lão bần y tuổi già sức yếu viết một lúc đã thấy mệt mỏi. Mắt kém mà công nghệ thì cao, ngồi gõ từng chữ cũng cám cảnh lắm thay.

Cách sử dụng nấm ngọc cẩu?

Cách sử dụng ngọc cẩu chủ yếu là sắc uống, đối với người nữ; còn người nam thì phổ biến là ngâm rượu uống. Hấp với cơm hay sao vàng hạ thổ tán bột vo viên cùng mật ong, uống với nước cơm mỗi ngày vài viên là được.

Nếu dùng để cường dương bổ thận, bồi bổ sinh lý, chữa bất lực, trị xuất tinh sớm và chữa yếu sinh lý, thì chế biến nhiêu khê hơn. Nhưng mà hay, nhưng mà tốt, sử dụng nấm chế biến đúng cách thì ăn khỏe ngủ ngon, ”du xuân” không biết mệt.

Người trẻ, vợ chồng son rỗi mong mãi mà chưa có con, dùng nấm này chế biến theo đúng phương thuốc, thì sớm có tin vui.

Cách chế biến nấm ngọc cẩu?

Cách dùng ngọc cẩu thì gồm có rất nhiều; nhưng chủ yếu là mấy cách đã nói ở trên. Xin phép viết sau, vì lão bần y tuổi già sức yếu viết một lúc đã thấy mệt mỏi. Mắt kém mà công nghệ thì cao, ngồi gõ từng chữ cũng cám cảnh lắm thay.

Cũng bởi, cách chế biến nấm thật nhiêu khê, nào hái, nào rửa, nào sao, nào tẩm, nào ngâm, nào phơi…cũng nhiều công đoạn. Chứ mà nấm đã tốt lại dễ dùng thì thuốc Viagra chắc phải dừng sản xuất từ lâu.

Phơi nắng, là nắng chính ngọ. Phơi sương, là sương canh ba, là đúng nửa đêm.. rồi lại sao, rồi lại tẩm, rồi thêm, rồi bớt…Các cụ ngày xưa để lại cách chế biến thật lắm tao đoạn.

Nấm ngọc cẩu giá bao nhiêu ? mua ở đâu ?

Giá bán 1kg nấm ngọc cẩu tươi trên thị trường hiện nay khoảng 100k – 350k/1kg. Nấm ngọc cẩu khô khoảng 500k – 900k/1kg.

Theo khảo sát mới đây nhất của chúng tôi, các đơn vị cung cấp ngọc cẩu có giá bán chênh lệch nhau rất lớn. Chúng tôi được biết, sở dĩ giá bán chênh lệch nhau lớn đến vậy là do chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu.

Sản phẩm có bán tại các website thương mại điện tử như : Hoabanfood, Đặc sản Tâm Gia …

Cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu

Cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu lại có sự khác nhau giữa cách ngâm rượu ngọc cẩu khô và cách ngâm rượu ngọc cẩu tươi. Bởi vì, tỷ lệ và hàm lượng dược chất giữa hai loại khác nhau.

Cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu khô

Cách ngâm rượu ngọc cẩu khô có tỷ trọng dược chất cao hơn nấm tươi bởi nước và những thành phần dễ bay hơi không còn.

Tuy vậy, nhiều vitamin và dược chất hữu cơ cũng bị mất một phần. Do hàm lượng dược chất cao, cho nên tỷ lệ giữa rượu và nấm hợp lý nhất để có một bình rượu tỏa dương ngon là 1kg ngọc cẩu khô ngâm với 10 lít rượu trắng.

Rượu tốt nhất để ngâm ngọc cẩu khô là rượu nếp nấu thủ công trên 45 độ. Nếu muốn dễ uống hơn, có thể cho thêm vào rượu ngâm ngọc cẩu khoảng 10-20gr đường phèn để tạo độ ngọt. Muốn rượu ngọc cẩu thơm thì cho thêm miếng quế bằng cỡ 2 ngón tay trỏ người lớn, 3-5 cánh hoa hồi.

Rượu ngâm 49 ngày là dùng được, tốt nữa thì đem chôn dưới đất để điều hòa âm dương. Rủi ro lớn nhất khi ngâm ngọc cẩu khô là mua nhầm hàng giả hoặc không biết cách chế biến cây tỏa dương trước khi phơi khô thì tác dụng cũng không đáng kể.

  • Tỷ lệ ngâm: 500gram nấm khô, 100ml mật ong rừng ngâm với 5 lít rượu
  • Cách ngâm: Tiến hành ngâm bình thường như trên.
  • Nấm khô: Ngâm mùi vị sẽ đặm đà hơn nấm tươi, do nấm khô không chứa nước như nấm tươi.
  • Thời gian: Ngâm trong 1 tháng, mỗi ngày dùng 2 chén nhỏ

Cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu tươi

Cách ngâm rượu ngọc cẩu tươi bảo tồn nguyên vẹn các hợp chất hữu cơ và vitamin cho nên rất tốt khi ngâm rượu ngọc cẩu loại này. Cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu tươi là sau khi chế biến nấm tỏa dương xong xuôi, đem ngâm 1kg ngọc cẩu tỏa dương với 5 lít rượu.

Loại rượu nếp quê tự nấu 45 độ trở lên; có thể thêm 10-20gr đường phèn cho ngọt rượu. Nếu muốn rượu ngọc cẩu tỏa dương thơm thì cho thêm 1 miếng vỏ quế khô bằng hai ngón tay trỏ cùng 3-5 cánh hoa hồi.

Sau 49 ngày ngâm thì rượu ngọc cẩu dùng được, có thể đem chôn dưới đất để điều hòa âm dương. Rượu ngâm chay đơn giản kiểu mấy trang web bán hàng giới thiệu thì chỉ dành cho hạng phàm phu tục tử mà chưa chắc đã có công hiệu.

  • Thành phần, tỷ lệ: 1 kg nấm tươi, 200ml mật ong rừng ngâm với 4 lít rượu trắng loại ngon, nếu ngâm với rượu nếp càng tốt.
  • Cách ngâm: Nấm rửa sạch đất cát đem phơi dáo nước, sau đó tráng nấm 1 lượt bằng rượu trắng. Cắt đôi dọc cây nấm, đối với phần củ nấm nên thái mỏng để rượu ngấm đều hơn và tiến hành ngâm với rượu theo tỷ lệ 1Kg nấm ngâm 4 lít rượu.
  • Ngâm trong thời gian 1 tháng là dùng được.
  • Chú ý: Nên chọn loại bình miệng lớn để ngâm, nên ngâm bằng bình thủy tinh hoặc bình sành sứ để có được loai rượu tốt nhất.

Quy trình ngâm rượu nấm ngọc cẩu

Cho vào bình & tỉ lệ chuẩn

Tỉ lệ ngâm thì có nhiều quan điểm khác nhau, chúng tôi đưa ra quan điểm riêng dựa theo kinh nghiệm nhiều lần ngâm khác nhau. Chúng tôi thấy rằng bình rượu chất lượng nhất khi ngâm theo tỉ lệ của bình rượu 5 lít như sau:

  • 1-1,5 kg nấm ngọc cẩu tươi
  • 300 gram ngọc cẩu khô

(Theo một số người thì cho thêm khoảng 200 gram mật ong sẽ ngọt và uống ngon hơn. Nếu có điều kiện thì chúng tôi cũng khuyến khích các bác có thể cho thêm mật ong).

Tiếp theo để ngon nhất, chúng tôi khuyên các bác lấy dao lam rạch nhẹ các củ tươi theo hướng dọc từ mũi đến gốc, khi ngâm nhựa ra màu tự nhiên rất đẹp.

Trình thự thực hiện: cho nấm khô xuống dưới đáy bình, sau đó xếp các lớp nấm tươi lên trên đúng chiều gốc ở dưới, bắp nấm phía trên sao cho trông đẹp mắt.

Đổ rượu vào ngâm

Lựa chọn rượu ngon có nồng độ cồn từ 35-40 độ. Rượu ngâm thường được chúng tôi đặt mua từ quê gửi ra để cho chất lượng tuyệt hảo nhất. Tới bước này cứ đổ thẳng rượu trắng vào bình. Nếu có mật ong thì đổ mật ong vào bình luôn.

Bảo quản

Các bác cho vào tủ rượu nhà mình hoặc để những nơi khô ráo, thoáng mát. Chỉ cần sau 1 ngày ngâm là nước trong bình chuyển sang màu nâu sẫm, để vài ngày là ngả màu đen. Sau 3 tháng đã có thể mang ra uống được.

Một số bài thuốc dùng nấm ngọc cẩu

Dùng trong bài thuốc chữa xuất tinh sớm

Nguyên liệu :

  • Ngọc cẩu 20g
  • Thục địa 30g
  • Đỗ trọng 30g
  • Đại táo 8 quả
  • Gừng 15g
  • Đuôi lợn 150g

Cách làm :

Các vị thuốc trên đem rửa sạch, giã nát gừng, đuôi lợn cần làm sạch. Sau đó cho tất cả vào nồi hầm với lửa nhỏ, từ khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ. Sau đó, chín nhừ thì cho thêm gia vị và chia bữa nhỏ trong ngày. Bên cạnh tác dụng với người xuất tinh sớm, bài thuốc còn dùng với người tinh dịch loãng, giảm ham muốn tình dục,…

Dùng trong bài thuốc chữa hoạt tinh, di tinh, sinh lý yếu:

Nguyên liệu :

  • Ngọc cẩu 120g
  • Long cốt 40g
  • Tang phiêu tiêu 120g
  • Bạch phục linh 40g

Cách làm :

Các vị thuốc đem tán mịn, mỗi ngày chia 2 lần uống, mỗi lần từ 15-20g thuốc với nước muối loãng.

Dùng trong bài thuốc cho người liệt dương

Nguyên liệu :

  • Nấm ngọc cẩu 20g
  • Quả dâu tằm chín 20g
  • Mật ong 10g

Cách làm :

Ngọc cẩu tán nhỏ và qua dâu tằm đem hãm trong ấm nước sôi cùng với mật ong. Để tầm 15 phút cho ngấm thì đem ra dùng uống thay nước hàng ngày. Cần lưu ý, không dùng cho người bị tiêu chảy.

Các món ăn bổ thận dương, ích tinh huyết

Món 1:

Nguyên liệu : 2 quả thận lợn, gừng tươi, hành

Cách làm : Thận bổ dọc làm sạch với nước gừng tươi. Tiếp đó, rắc bột nấm ngọc cẩu tán nhỏ vào giữa và úp 2 phần quả thận với nhau, dùng lá hành cuốn lại đem hấp chín. Khi ăn, thái mỏng và chấm nước mắm gừng.

Món 2:

Nguyên liệu : gà trống nhỏ 1 con, ngọc cẩu 20g, đảng sâm 50g, ngũ vị tử 20g, hoài sơn 50g.

Cách làm như sau: Gà mổ moi, làm sạch. Cho các vị thuốc vào trong thân gà và đem hầm cách thủy. Chia làm 2 lần ăn trong ngày, ăn 1 lần/1 tuần. Ta cũng có thể thay thế gà bằng dạ dày heo cũng rất ngon và bổ.

Dùng trong bài thuốc bổ thận, chữa đau nhức xương khớp:

Nguyên liệu :

  • Nấm ngọc cẩu   16g
  • Hoàng bá   16g
  • Hoàng cầm   16g
  • Quy bản   16g
  • Đỗ trọng   16g
  • Tri mẫu   16g
  • Ngưu tất   16g
  • Đương quy 8g
  • Địa hoàng 8g

Cách làm : các vị thuốc tán thành bột mịn, trộn với rượu và viên thành các viên nhỏ khoảng 7-10g. Ngày dùng 2 viên.

Món ăn hỗ trợ tráng dương

Nguyên liệu :

  • Ngọc cẩu khô 5g
  • Thịt dê 50g
  • Bột mì 200g
  • Nhục thung dung 5g

Cách làm :

Ngọc cẩu và nhục thung dung cho vào sắc chung với nhau, sau đó chắt lấy nước để nhào bột mì cho nhuyễn, cán mỏng, xắt thành sợi dài. Nấu mì này với thịt dê ăn hàng ngày.

Bài viết liên quan